Tập tính và đặc điểm gây hại Cào cào lúa

Cào cào lúa là loài đa thực, phá hoại nhiều loại cây trồng. Ký chủ chính là cây lương thực (lúa, bắp, mía). Chúng phát sinh nhiều ở vùng đất cao có nhiều bãi cỏ hoang, từ đó di chuyển vào ruộng lúa phá hại. Gặp điều kiện thích hợp, trời mưa cây cỏ xanh tốt cào cào lúa có thể tích luỹ mật số thành đàn di chuyển phá hại.

Hoạt động phá hại chủ yếu vào ban đêm, chúng ăn khuyết lá, lủng thành màng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép. Mật độ cao phá hại làm ruộng lúa xơ xác. Có thể ăn cả cỏ trong ruộng và trên bờ.

Xuất hiện nhiều ở lúa đông xuân. Trên lúa đông xuân – lứa 1. Lúa hè thu – lứa 2. Lúa mùa và kết thúc lứa 2 vào tháng 9 – 10. Cuối mùa mưa mật số cào cào thường là thấp. Sau khi đẻ trứng vào cuối tháng 10 – 11 cào cào lúa trưởng thành và chết.

Gây hại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, PakistanViệt Nam.